Hệ thống trường Nhân Việt

Đốt pháo ngày tết – nguy hiểm tiềm tàng

Từng là một nét văn hóa ngày Tết, pháo nổ ẩn chứa tác hại nguy hiểm với sức công phá đáng sợ.

Pháo nổ là gì?

Tiền thân của pháo nổ là “bộc trúc”, tức là những ống trúc bịt kín hai đầu phát nổ khi bị nung nóng được chế ra 200 năm TCN. Khác với pháo hoa, mục đích chế tạo pháo nổ là nhằm tạo ra những âm thanh đùng đoàng liên tục, tăng không khí vui tươi cho các dịp lễ hội hay Tết.

Tuy nhỏ nhưng sức công phá của pháo không tầm thường…

Khi châm ngòi, nhiệt độ của lửa làm nóng hỗn hợp thuốc nổ bên trong pháo và xảy ra phản ứng phân hủy tỏa nhiệt của kali nitrat hoặc kali clorat, lại bị ép bên trong vỏ pháo bịt kín nên gây ra tiếng nổ như chúng ta đều biết.

Nhiệt độ bắt cháy của pháo phụ thuộc nhiều vào thành phần cấu tạo, nếu có nhiều thành phần dẫn cháy như bột hồng hoàng thì nhiệt độ châm ngòi sẽ giảm còn khoảng 160 độ C so với 200 độ C thông thường.

Theo tính toán của các chuyên gia, một quả pháo M-80 dài 3,8cm, đường kính bên trong 1,4cm, chứa 2-3 gram thuốc nổ đen cũng có thể gây đứt ngón tay, mù, điếc và bỏng nặng nếu bị pháo nổ trực tiếp trên người.

Tạm kết: Chừng nào chúng ta còn chưa tự trang bị đầy đủ kiến thức và ý thức về sự nguy hiểm của pháo nổ, những tai nạn thương tâm vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn năm này qua năm khác. Bởi vậy, nói không với pháo nổ là cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

 

Sưu tầm: kenh14.net

Facebook Comments