1. GIỚI THIỆU CHUNG

Với tiền thân là Trung tâm BDVH & LTĐH Thành Đô (thành lập từ năm 2005) đã có hơn 10 năm thành công trong lĩnh vực giáo dục tại Tp.HCM, đến nay, sau 11 năm xây dựng và phát triển, Hệ thống trường Nhân Việt (thành lập từ năm 2010) đã và đang khẳng định được thương hiệu và chất lượng giáo dục của mình tại TP.HCM.

Đã có hàng ngàn HS theo học tập tại trường, năm học 2012- 2013, tại 02 cơ sở ở Tp.HCM trường có trên 700HS đang theo học. Kể từ khi thành lập đến nay, 100% HS của trường đều đã đậu tốt nghiệp THPT. Từ năm 2010 đến nay, tỉ lệ đậu ĐH của trường liên tục đạt trên 90%Nhà trường cũng tự hào là một trong số ít các trường tư thục trên cả nước trong nhiều năm liên tục có nhiều HS đạt giải Olympic Quốc gia, HS giỏi Quốc gia, Cuộc thi Nghiên cứ Khoa Học cấp Quốc gia.

“HỆ THỐNG TRƯỜNG NHÂN VIỆT – NÂNG TẦM GIÁ TRỊ VIỆT”

 2. Ý NGHĨA THÀNH LẬP TRƯỜNG

Hệ thống trường Nhân Việt được hình thành từ sự trăn trở của những người thầy đã và đang tham gia trên các lĩnh vực của công tác giáo dục, nhằm tôn vinh những truyền thống văn hóa, đạo đức của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Xét theo nghĩa hẹp, Nhân Việt được hiểu là Người Việt. Có nghĩa là ngôi trường dành cho các thế hệ học sinh Việt Nam tham gia học tập, rèn luyện, đóng góp sức mình vào công cuộc chấn hưng nước nhà.

Xét theo nghĩa rộng, Nhân Việt được đề cập là niềm tự hào về văn hóa, đạo đức, nhân cách người Việt.

Chữ Nhân xuất hiện trong văn hóa người Việt từ rất lâu đời. Chữ Nhân mang nhiều ý nghĩa. Theo lối viết tượng hình Nhân có nghĩa là người. Nhân còn có nghĩa là lòng từ ái bao dung, sự độ lượng và tình thương người. Người Việt nghiệm ra cái đạo làm người từ những nỗi đau và những va chạm trong cuộc sống.

Đạo đức con người xoay quanh chữ Nhân. Đó là tình cảm, là tình con người, khác với loài vật. Nhân là tình cảm nối kết, gắn bó giữa con người với con người. Có hòa hợp giữa người này với người khác mới thành nhân. Có thấu hiểu bản thân, thông cảm với người khác mới thành nhân. Con đối xử tốt với cha mẹ là nhân, là hiếu. Anh chị em đối xử tốt với nhau là nhân, là đễ. Học trò đối xử tốt với với thầy là nhân, là tôn sư trọng đạo. Bạn bè đối xử với nhau tốt là nhân, là tình đồng môn. Đồng nghiệp đối xử tốt với nhau là nhân, là tình bằng hữu…

Con người ai cũng có trong mình chữ nhân hay đã từng có chữ nhân. Mạnh Tử đã quan niệm ai cũng có mầm thiện trong lòng: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (Con người sinh ra bản chất là tốt). Sở dĩ trở nên ác là do tự mình không chịu học tập, rèn luyện, do bị ảnh hưởng của cuộc sống và môi trường xấu xa xung quanh (“Tính tương cận, tập tương viễn”)

Ngày nay với sự phát triển của điều kiện kinh tế – xã hội đã tác động không nhỏ tới đời sống đạo đức nói chung, đạo đức học sinh nói riêng. Sự tác động hai mặt của kinh tế thị trường đang làm cho đạo đức xã hội biến đổi theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Vì vậy, mỗi học sinh Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để tiếp nối được truyền thống đạo đức cao đẹp của các thế hệ học sinh đi trước; để xứng đáng với lòng mong đợi của toàn xã hội; để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển thì phải không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân cả đức lẫn tài để đáp ứng được những đòi hỏi và kỳ vọng của xã hội.

Với những ý tưởng hoàn toàn mới về một mô hình giáo dục THPT tư thục – Mô hình giáo dục theo đề án, giáo dục bằng phương pháp nêu gương, giáo dục bằng phương pháp tiếp cận thực tiễn để tự đánh giá mức độ hoàn thiện nhân cách bản thân …..những thành viên Hội đồng sáng lập đã cho xây dựng Hệ Thống Trường Nhân VIệttạo một môi trường học tập tốt cho các em học sinh, góp phần cùng với ngành giáo dục đào tạo nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, sớm đưa dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu trong thời kỳ hội nhập. 

 

 

Facebook Comments