Đau ở khuỷu tay

Thiếu linh hoạt, không sẵn sàng thương lượng, hoà giải, hay nói cách khác là bướng bỉnh một cách cứng nhắc sẽ dễ khiến bạn bị đau khuỷu tay. Tình trạng này xảy ra khi bạn từ chối thay đổi trước những sự kiện quan trọng có tính bước ngoặt trong đời hay luôn sợ hãi những điều mới mẻ.

Giải pháp: Đôi khi chúng ta nghĩ cuộc đời sao mà khó khăn và phức tạp đến thế. Nhưng rất có thể đó là do chính chúng ta làm cho mọi thứ trở nên khó khăn và phức tạp mà thôi. Hãy linh hoạt, nhanh nhạy và sẵn sàng thay đổi. Đừng hoang phí năng lượng của mình để đấu tranh cho những thứ mà bạn không có khả năng tạo ảnh hưởng.

Đau ở bàn tay

Cảm giác đau đớn ở bàn tay có nghĩa là ai đó thực sự cần một người bạn, để có một chút thời gian nghỉ ngơi hay đơn thuần là một cuộc chuyện trò nho nhỏ. Nếu bạn bị đau tay, tốt hơn là hãy bước ra ngoài vỏ ốc cô đơn của bạn.

Giải pháp: Cố gắng kết thêm bạn mới; Đi ăn trưa với đồng nghiệp; Mua vé đi xem phim, nghe nhạc hoặc tới sân vận động xem thi đấu; Cố gắng cảm nhận bạn là một phần của thế giới này… là những việc bạn cần làm.

Đừng do dự bắt chuyện với người khác bởi vì bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể tìm thấy một người bạn tốt ở đâu.

Đau hông

Những người quen với cuộc sống thường nhật, thoải mái, dễ đoán có thể bị đau hông. Nỗi sợ hãi những thay đổi và việc phải đưa ra những quyết định trọng đại hay thái độ chần chừ khi tiếp nhận những mới mẻ trong đời chính là thủ phạm.

Giải pháp: Đừng cố kháng cự lại vòng quay tự nhiên của cuộc sống. Cuộc sống là chuyển động. Nó thay đổi và do đó, nó mới trở nên thú vị.

Hãy nghĩ về tất cả những thay đổi trong cuộc sống như những chuyến phiêu lưu kỳ thú. Và đừng cố trì hoãn bất cứ quyết định quan trọng nào.

Đau ở đầu gối

Cái tôi quá lớn có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau ở vị trí này. Đó là khi người ta nghĩ cho bản thân mình quá nhiều và không quan tâm chút nào tới người xung quanh. Đó cũng là khi một người cho rằng thế giới chỉ quay quanh họ.

Giải pháp: Hãy nhìn ra xung quanh, bạn sẽ thấy mình không phải người duy nhất trong vũ trụ. Hãy quan tâm tới mọi người; Lắng nghe bạn bè, giúp đỡ cha mẹ, hợp tác với đồng nghiệp; Giúp đỡ mọi người nhiều hơn nữa…

Bạn cũng có thể dành chút thời gian để tham gia các công tác tình nguyện để giải quyết vấn đề tâm trạng của mình.

Đau ở bắp chân

Đau tại đây là dấu hiệu cho thấy những căng thẳng về cảm xúc. Sự chiếm hữu, những lo lắng liên tục về một mối quan hệ, cả sự ganh ghét đố kỵ cũng là nguyên nhân gây đau bắp chân.

Giải pháp: Điều quan trọng là học cách tin cậy một nửa kia của bạn. Thư giãn và chấm dứt việc kiểm soát người ấy. Đã đến lúc bỏ lại mọi thứ khiến bạn lo phiền hay điên tiết ở lại phía sau.

Đau ở mắt cá chân

Cảm giác đau đớn ở vị trí này có thể là hậu quả của việc chúng ta quên đi bản thân mình và không tận hưởng đủ niềm vui trong cuộc sống.

Giải pháp: Có thể công việc đã chiếm trọn toàn bộ thời gian và chúng ta không thực sự coi trọng nhu cầu của mình, khiến mọi giấc mơ đều bị trì hoãn.

Đã đến lúc tự nuông chiều bản thân như mua thứ gì đó đắt tiền, ngủ một giấc thật đã, thử những món ăn ngon, quên đi công việc và nghĩ tới một mối quan hệ lãng mạn. Bạn cũng có thể mở lòng mình để chuẩn bị cho một chuyến đi trong mơ.

 Đau ở bàn chân

Sự lãnh đạm, thờ ơ có thể là một nguyên nhân gây đau bàn chân. Nó giống như cơ thể chúng ta đang từ chối dịch chuyển về phía trước. Nó giống như chúng ta lo sợ cuộc đời bão giống và không muốn nhìn mọi thứ tiến triển.

Khi chúng ta vô thức nghĩ rằng mọi thứ đều đang đi trật đường ray và cuộc đời ta là một thảm bại ê chề, bàn chân chúng ta sẽ bị đau.

Giải pháp: Hãy học cách để tâm tới những niềm vui bé nhỏ trong cuộc sống. Hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới này và của những con người sống trên đó.

Tận hưởng những hương vị khác nhau, những thanh âm khác nhau, những ngọn gió và cả mặt trời ở những miền khác nhau nữa. Nhận nuôi một con thú cưng hay thử một sở thích mới. Lấp đầy cuộc sống của bạn bằng những điều thú vị.

Quên đi những ký ức buồn và cười nhiều hơn nữa. Hãy tìm kiếm thứ gì đó giúp mang lại hạnh phúc cho bạn mỗi ngày.

Hãy yêu bản thân và biết cách tha thứ cho chính mình. Nghĩ cho người khác và cố gắng không nắm giữ khư khư mối ác cảm với ai đó. Giao tiếp nhiều hơn, cười nhiều hơn và sống thật khoẻ mạnh!

(Nguồn: Brightside)

Facebook Comments