Stress là một vấn đề sức khoẻ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy vậy, chúng ta vẫn thường có những hiểu biết sai lệch về nó. Việc hiểu nhầm này ảnh hưởng trưc tiếp đến cách chúng ta ứng phó với stress và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chúng ta.
Stress là một phần của cuộc sống và chẳng ai là không gặp phải stress. Nhưng chúng ta cũng vẫn sống chung với stress, nhiều người trong chúng ta có những hiểu nhầm về stress và vai trò của nó trong đời sống. Tại sao vấn đề này cần được bàn luận? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Stress là yếu tố làm tăng mức độ trầm trọng của các loại bệnh lý từ bệnh tim cho đến bệnh Alzhermer. Việc giảm stress không những giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà làm cho cuộc sống khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn và ít bệnh tật hơn. Sâu đây là một số quan niệm sai lầm về stress.
Ảo tưởng 1: Stress ở mọi người là giống nhau.
Stress không như nhau ở tất cả mọi người và chúng ta cũng không trải nghiệm stress một cách giống nhau. Stress rất khác biệt đối với mỗi người trong chúng ta. Có những điều rất căng thẳng với người này những lại có thể không gây căng thẳng một tí nào cho người khác. Không chỉ khác nhau trong cách cảm nhận về nguyên nhân, cách chúng ta phản ứng với stress cũng hoàn toàn không giống nhau.
Chẳng hạn: Một số người có thể rất căng thẳng thậm chí tự làm đau bản thân khi thi trượt một môn nào đó, trong khi với một số khác thì việc này lại không gây quá nhiều ảnh hưởng. Có người thì đau đầu khi công việc, học tập gặp áp lực lớn, nhưng đối với một số người khác áp lực chính là động lực cho họ phát triển. Do đó nếu dùng tiêu chuẩn định kiến trên cá nhân của bản thân để đánh giá mức độ vấn đề căng thẳng đang xảy ra ở người khác là thiếu chính xác. Giới hạn chịu đựng ở mỗi người là khác nhau.
Ảo tưởng 2: Stress luôn luôn có hại cho bạn.
Theo quan điểm này, cuộc sống không có stress làm chúng ta vui vẻ và khỏe mạnh. Nhưng điều này là sai lầm. Stress giống như một điều kiện cần thiết trong cuộc sống của con người giống, như áp lực đối với dây đàn violin: quá ít thì âm nhạc sẽ tẻ nhạt, buồn chán; quá nhiều thì lại tạo ra một thứ âm nhạc inh ỏi, chói tai.
Stress tự nó không có hại (khi stress ở mức độ thấp). Nhưng trên thực tế, trong nhiều hoàn cảnh, stress có thể là “nụ hôn của thần chết” hoặc ngược lại là chất xúc tác của cuộc sống. Điều cốt lõi làm nên sự khác biệt đó là cách chúng ta quản lí nó như thế nào là tốt nhất. Như ví dụ trên, bạn có thể tự hỏi điều gì đã gây ra sai lỗi cho môn thi vừa rồi và tìm cách khắc phục nó vào lần sau hoặc tự dìm mình trong những suy nghĩ tội lỗi, tự trách và những lời phê bình ác ý của những người xung quanh.
Quản lí stress hiệu quả làm chúng ta làm việc năng suất và hạnh phúc hơn, trong khi cai quản stress một cách tiêu cực có thể làm chúng ta bị tổn thương và gây trượt dốc, thất bại hoặc thậm chí còn khiến chúng ta trở nên căng thẳng hơn.
Ảo tưởng 3: Stress có mặt ở mọi chỗ, vì vậy bạn không thể làm gì được với nó.
Mỗi khi chúng ta đi ô tô là một lần rủi ro tai nạn, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ta phải ngưng đi ôtô. Bạn có thể vạch ra kế hoạch cho cuộc sống và stress không thể xâm lấn tràn ngập cuộc sống của bạn. Kế hoạch hiệu quả bao gồm có thứ tự ưu tiên công việc, hay giải quyết những vấn đề đơn giản trước, sau đó mới chạm đến vấn đề nhiều khó khăn phức tạp hơn.
Khi stress không được chế ngự, lúc đó bạn rất khó có sự ưu tiên, lựa chọn. Các vấn đề của bạn dường như quan trọng như nhau rồi căng thẳng xuất hiện ở khắp mọi nơi.